Cách làm đẹp da

Quả nhót có tác dụng gì? sự thật bất ngờ

Theo Đông y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình. Không chỉ quả nhót có tác dụng chữa bệnh mà hạt, thân, rễ của loại quả này đều là vị thuốc quý mà ít ai biết đến.Vậy thật sự quả nhót có tác dụng gì đến sức khỏe của chúng ta?

Xem thêm :

BẠN CÓ BIẾT: Công dụng của dầu cá

Thực chất việc dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không

Những tác dụng tuyệt vời của cà tím không phải ai cũng biết 

1.   Tất cả thành phần của quả nhót đều có tác dụng chữa bệnh

Nhót là thức quả được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta lấy quả để ăn và nấu canh chua. Thành phần của nhót gồm nước 92%, protid 1,25, acid hữu cơ 2%, glucid 2,1%, cellulose 2,3%, calci- um 27mg%, phosphor 30mg%, sắt 0,2mg%. Trong quả nhót có nhiều acid hữu cơ, lá nhót chứa tanin, saponozit, polyphenol.

Hạt của quả nhót có tác dụng gì

Quả nhót có tác dụng gì?

Khi đặt ra câu hỏi “ Quả nhót có tác dụng gì?” thì theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nhót tương đối lành và dễ phát triển, sai quả nên không cần lo ngại về các chất bảo quản, thuốc trừ sâu. Vị chua của loại quả này được rất nhiều chị em yêu thích, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn thai nghén.

Trong y học cổ truyền, nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào các kinh phế, đại tràng, có tác dụng chỉ ho, chỉ tả, bình suyễn, trừ đờm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, quả nhót chứa một số hợp chất chống oxy hóa, rất giàu vitamin C, sắt, canxi…

Quả nhót có tác dụng gì?

Hạt của quả nhót có tác dụng gì

Quả nhót có tác dụng gì?

Trong Đông y, nhót có vị chua, chát nhưng lại không độc và trung tính, do đó có thể sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh.

Quả nhót thường được sử dụng để trị bệnh ho, hen, khó thở. Bạn có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột để uống hàng ngày.

Lá của quả nhót có tác dụng gì?

Lá nhót có vị chát, tính bình, không có độc, có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Lá nhót chứa nhiều tanin, saponozit, polyphenol.

Lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và gram (-). Nghiên cứu trên động vật cho thấy lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mãn tính. Người ta thường sử dụng lá nhót để chữa các chứng phế hư khí đoàn, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt.

Hạt của quả nhót có tác dụng gì?

Hạt nhót có công dụng chính là sát khuẩn, trừ giun sán. Khi ăn nhót mà nhai nhân hạt bên trong cũng rất tốt cho sức khỏe. Bạn cũng có thể sử dụng hạt nhót để chữa gan lách sưng đau theo công thức

Hạt của quả nhót có tác dụng gì

Hạt của quả nhót có tác dụng gì

Rễ của quả nhót có tác dụng gì?

Trong Đông y, rễ nhót có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc.

Bài thuốc từ quả nhót có tác dụng gì?

Quả nhót có tác dụng gì khi được sử dụng làm thuốc

Sau khi đã tìm hiểu tất cả các thành phần của quả nhót có tác dụng gì thì chúng ta cũng hiểu được công dụng rất tốt của loại quả này. Quả nhót ngoài việc ăn sống hoặc dùng để làm thực phẩm hàng ngày thì nó cũng có thể được chế biến thành vị thuốc để chữa trị những căn bệnh thường ngày như

Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính

  • Lấy 20-30 g lá nhót tươi hoặc 6-12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ.
  • Có thể uống liền 1-2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2-3 lần, mỗi lần 8-12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam.
  • Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh như cá, cua, ốc, ếch…

Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn

  • Lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo.
  • Sắc 2-3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2-3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Có thể dùng quả nhót 6-12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam

  • Rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp.
  • Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt…
  • Kiêng kỵ: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.

Ai không nên sử dụng quả nhót

Ngoài việc quả nhót có tác dụng rất tốt cho cơ thể thì người sử dụng quả nhót cũng nên cẩn thận nếu đang mắc phải những vấn đề bệnh lý như sau:

Theo một bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, do trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non nớt nên có thể sẽ chưa thích nghi được với vị chua của quả nhót. Do đó bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới một tuổi sử dụng loại quả này.

Ngoài ra người bị viêm loét dạ dày hoặc đau dạ dày cũng nên thật thận trọng khi ăn quản nhót. Bởi tính axit cao trong quả nhót có thể làm tăng cơn đau dạ dày và làm cho bệnh của bạn có thể trở nên trầm trọng hơn.

Những người bị hội chứng ruột kích thích (bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi,…) cũng nên kiêng nhót.

Lưu ý:

Bên ngoài quả nhót luôn có một lớp phấn bao phủ, có thể khiến bạn bị ngứa họng, ho, viêm họng khi ăn phải, vì những hạt phấn này rất cứng. Tuy nhiên, nếu ăn trung bình mỗi ngày 5-6 quả nhót xanh, nạo bỏ phấn trắng bên ngoài thì không có vấn đề gì.

Ngoài ra, do nhót có vị chua, chát nên mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút bạn. Khi mắc bệnh mà cơ thể phát lạnh thì không ăn nhiều trái cây có vị chua chát như nhót, mận, xoài…

Nguyễn Trí Công

Nhà văn Nguyễn Trí Công sinh ngày 07/02/1954 tại Mỹ Phước, Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Ông tốt nghiệp Khóa 1 Cao Đẳng Sư Phạm ngành Sinh Hóa TP.HCM, Cử nhân Sinh học trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Đã từng dạy học tại Nhà Bè, năm 1981 chuyển về làm Biên tập viên cho Nhà xuất bản Măng Non (nay là NXB Trẻ) cho tới khi về hưu năm 2014. Cuối năm 2014 ông về làm việc với Công ty TM&DV Trần Toàn Phát. - Ông là Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - Chuyên sáng tác cho thiếu nhi. Có nhiều tác phẩm chuyển thể sang kịch bản điện ảnh. Phim “Giã từ cát bụi” do ông viết kịch bản rất nổi tiếng. - Ông nguyên là Trưởng ban biên tập sách Tham khảo của NXB Trẻ - Nguyên là Trưởng ban biên tập Truyện tranh NXB Trẻ và hiện nay là Trưởng nhóm biên tập của Công ty TM&DV Trần Toàn Phát. Các tác phẩm tiêu biểu: “Dũng Sài Gòn” được giải Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam và được chọn làm kịch bản phim mừng kỷ niệm 300 năm TP. Sài Gòn. “Xóm lò heo” được dựng thành phim “Giã từ cát bụi” được nhiều khán giả yêu mến. “Quà tặng của Hà Bá”, “Nước mắt muộn màng”, “Sự tích các loài chim”…đều đã được tái bản nhiều lần.
Back to top button